K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 12 2022

+ Mùa mưa: tháng 5 - 10; có gió mùa hạ mát, gây mưa. + Mùa khô: tháng 11 - 4 (năm sau); có gió mùa đông lạnh khô. Nhiệt độ trung bình trên 20 °C. Mưa trung bình trên 1500mm.

Câu 1: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước nào?Câu 2: Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là:A.   Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.B.   Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưaC.   Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa.D.   Nhiệt độ thấp, gió và mưa không  thay đổi theo mùa.Câu 3: Ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam là: A. Dãy Hoàng Liên Sơn.                  C. Dãy núi Đông...
Đọc tiếp

Câu 1: Phần đất liền của nước ta giáp với các nước nào?

Câu 2: Đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta là:

A.   Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.

B.   Nhiệt độ cao, có nhiều gió và mưa

C.   Nhiệt độ thấp, gió và mưa thay đổi theo mùa.

D.   Nhiệt độ thấp, gió và mưa không  thay đổi theo mùa.

Câu 3: Ranh giới khí hậu giữa miền Bắc và miền Nam là:

A. Dãy Hoàng Liên Sơn.                  C. Dãy núi Đông Triều.

B. Dãy Trường Sơn.                          D. Dãy núi Bạch Mã.

Câu 4:  Khí hậu có  ảnh hưởng gì tới đời sống và hoạt động sản xuất?

Câu 5 : Rừng có vai trò như thế nào đối với đời sống của con người?

Câu 6: Quan sát ở địa phương em có dòng sông nào chảy qua? Em thấy nước của con sông đó sạch hay bẩn? Tại sao lại như vậy?

 

Câu 7: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Dân tộc nào có số dân đông nhất, họ sống chủ yếu ở đâu?

Câu 8: Điền từ ngữ vào chỗ chấm của các câu sau cho phù hợp :

Dân cư nước ta tập trung ( 1) ………………….tại các đồng bằng và ven biển. Vùng núi cao có dân cư ( 2)………………………..

Câu 9: Khi trao đổi cùng các bạn về ngành trồng trọt của nước ta, bạn Nga cho rằng “Nước ta chủ yếu trồng các cây xứ nóng”. Theo em, ý kiến của bạn Nga đúng hay sai? Vì sao?

Câu 10: Ở nước ta, cây công nghiệp lâu năm được trồng nhiều ở đâu?

Câu 11: Trong các câu dưới đây, câu sai là:

      A. Ở nước ta, lúa gạo là loại cây được trồng nhiều nhất.

      B. Ở nước ta, trâu bò được nuôi nhiều ở vùng núi; lợn và gia cầm được nuôi nhiều ở đồng bằng.

      C. Nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp.

      D. Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hoá và hành khách ở nước ta.

Câu 12: Nêu những điều kiện để TP Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn nhất cả nước.

0
16 tháng 5 2022

 ☒ Nhiệt độ caogió và mưa thay đổi theo mùa.

16 tháng 5 2022

có trong sgk ms

27 tháng 12 2017

Đặc điểm khí hậu và nhiệt đới gió mùa ở nước ta là nhiệt độ cao,gió và mưa thay đổi theo mùa

Đáp án A

21 tháng 12 2021

C. Nhiệt độ cao, gió và mưa thay đổi theo mùa.

21 tháng 12 2021

Chọn C

23 tháng 12 2021

A.Đ

B.S

C.Đ

28 tháng 12 2022

Trong một năm có bốn mùa gió chính đúng hay sai

11 tháng 1 2022

 Nước ta có khí hậu như thế nào?
D. Cận nhiệt đới: mùa hè nóng, nhiệt độ ẩm; mùa đông lạnh, hanh khô.
 Đúng ghi Đ, sai ghi S:
A. Đường sắt có vai trò quan trọng nhất trong việc vận chuyển hàng hóa và hành khách ở nước ta.  S
B. Công nghiệp thủy điện được phát triển trên các sông lớn ở miền núi. Đ 
C. Địa hình nước ta diện tích phần đất liền là đồi núi. Đ
D. Nước ta có mật độ dân số cao so với trong khu vực và thế giới. Đ

11 tháng 1 2022

B.Nhiệt đới gió mùa:gió và mưa thay đổi theo mùa 

24 tháng 3 2021

1. 

Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm

- Tính chất nhiệt đới:

+ Nhiệt độ trung bình năm cao > 21 độ C.

+ Bình quân 1m2 lãnh thổ nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng.

+ Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm

- Tính chất gió mùa: Một năm có 2 mùa gió:

+ Gió mùa đông: lạnh, khô.

+ Gió mùa hạ: nóng, ẩm.

- Tính chất ẩm:

+ Lượng mưa trung bình năm lớn: từ 1500 – 2000 mm/năm.

+ Độ ẩm không khí > 80%. 



 

24 tháng 3 2021

 

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. ... Hoạt động mạnh mẽ của gió mùa, tác động của biển Đông đã mang đến cho nước ta lượng mưa và độ ẩm dồi dào.

 

Ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp

-Nền nhiệt ẩm cao, khí hậu phân mùa tạo điều kiện cho chúng ta phát triển nền nông nghiệp lúa nước, tăng vụ, đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi. Cần tận dụng mặt thuận lợi này để không ngừng nâng cao năng suất cây trồng và nhanh chóng phục hồi lớp phủ thực vật trên đất trống bằng mô hình nông-lâm kết hợp.

-Tính chất thường của các yếu tố thời tiết và khí hậu gây khó khăn cho hoạt động canh tác, cơ cấu cây trồng, kế hoạch thời vụ, phòng chống thiên tai, phòng trừ dịch bệnh….trong sản xuất nông nghiệp.

Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất khác :

-Thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa tạo thuận lợi cho nước ta phát triển các ngành kinh tế như lâm nghiệp, thủy sản, giao thông vận tải, du lịch…. Và đẩy mạnh hoạt động khai thác, xây dựng….nhất là vào mùa khô.

-Tuy nhiên, các khó khăn, trở ngại cũng không ít:

+Các hoạt động giao thông vận tải, du lịch, công nghiệp khai thác….chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự phân mùa khí hậu, chế độ nước của sông ngòi.

+Độ ẩm cao gây khó khăn cho việc bảo quản máy móc, thiết bị, nông sản.

5 tháng 2 2016

ở miền Bắc thấp hơn ở Miền Nam?

Ø  Đặc điểm khí hậu

  • Tính chất nhiệt đới ẩm:
  • Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ luôn luôn dương
  • Nhiệt độ trung bình năm cao: > 20oC, tổng giờ nắng: 1400 – 3000 giờ/n
  • Lượng mưa trung bình năm lớn: 1500 – 2000mm
  • Độ ẩm tương đối cao (trên 80%), cân bằng ẩm luôn dương
  • Tính chất gió mùa

Ø  Gió mùa mùa đông:

  • Gió mùa ĐB:
    • Nguồn gốc là khối KK lạnh xuất phát từ cao áp Xibia vào nước ta hoạt động từ tháng 11 – 4
    • Hoạt động chủ yếu ở miền Bắc, gió mùa ĐB càng xuống phía nam càng yếu và kết thúc ở dãy
    • Bạch Mã. Tạo nên mùa đông lạnh ở miền Bắc, đầu mùa lạnh khô, cuối mùa lạnh ẩm.
    • Gió tín phong ở phía nam: Nguồn gốc từ trung tâm cao áp trên Thái bình dương thổi về xích đạo,
  • hướng ĐB. Phạm vị hoạt động từ Đà nẵng trở vào Nam.

Ø  Gió mùa mùa hè:

  • Đầu mùa luồng gió từ Bắc ÂĐD thổi vào: hướng TN gặp dãy Trường Sơn và dãy núi biên
  • giới Việt – Lào gây mưa lớn ở Tây Nguyên và Nam Bộ, tạo nên hiệu ứng phơn khô nóng ở
  • phía đông. Gió phơn khô nóng tác động mạnh nhất ở Bắc Trung Bộ và Tây Bắc
  • Giữa và cuối mùa hạ luồng gió từ cao áp chí tuyến Nam BC thổi lên theo hướng TN , gió
  • này nóng, ẩm gây mưa nhiều trong cả nước.

Ø  Đặc điểm đất đai

Đất ở nước ta rất đa dạng, thể hiện rõ tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm của thiên nhiên

Việt Nam.

Có 3 nhóm đất chính:

Nhóm đất feralit ở miền đồi núi thấp, chiếm 65%, nghèo mùn, nhiếu sét. feralit màu đỏ vàng chứa nhiều Fe, Al -> bị đá ong hoá -> ko có giá trị về KT.

feralit hình thành trên đá badan, đá vôi: màu đỏ thẫm, đỏ vàng -> có giá trị trồng cây CN.

Đất mùn núi cao, chiếm 11% diện tích đất, chứa nhiều mùn. Đất phù sa chiếm 24% diện tích đất tự nhiên.

Ø  Độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn miền Nam là do:

  • Sự khác biệt về vĩ độ và sự khác biệt địa hình, địa hình phía Nam thấp hơn và bằng phẳng hơn so với địa hình phía bắc, ảnh hưởng của các dãy núi hướng Tây Bắc – Đông Nam; ảnh hưởng của biển Đông.
  • Phía Bắc chịu ảnh hưởng của lục địa Trung Hoa nên ít nhiều mang tính khí hậu lục địa.
  • Ảnh hưởng của gió mùa lên 2 miền Nam Bắc khác nhau
5 tháng 2 2016

a) Đặc điểm khí hậu và đất của đai nhiệt đới gió mùa

- Độ cao trung bình : Ở miền bắc dưới 600-700m, ở miền nam 900-1000m

- Khí hậu nhiệt đới biểu hiện rõ nét, mùa hạ nóng (nhiệt độ trung bình tháng trên 25 độ C). Độ ẩm thay đổi tùy nơi : từ khô đến ẩm ướt.

- Trong đai này có 2 nhóm đất :

   + Nhóm đất phù sa chiếm 24% diện tích đất cả nước, bao gòm : đất phù sa ngọt, đất phèn, đất mặn, đất cát...

   +  Nhóm đất feralit vùng đồi núi thấp chiếm hơn 60% diện tích đất tự nhiên cả nước, phần lớn là đất feralit đỏ vàng, đất feralit nâu đỏ phát triển trên đá mẹ bazan và đá vôi

b) Giải thích độ cao của đai nhiệt đới gió mùa ở miền Bắc thấp hơn ở miền Nam : Do miền Bắc có nền nhiệt thấp hơn miền Nam

23 tháng 3 2021

1. 

Đặc điểm chung của địa hình Việt Nam:

- Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp:

     + Đồi núi chiếm tới ¾ diện tích lãnh thổ, đồng bằng chỉ chiếm ¼ diện tích.

    + Trên phạm vi cả nước, địa hình đồng bằng và đồi núi thấp (dưới 1000m) chiếm tới 85%, địa hình cao (trên 2000m) chỉ chiếm 1%.

- Cấu trúc địa hình khá đa dạng:

     + Địa hình nước ta có cấu trúc cổ được vận động Tân kiến tạo làm trẻ hóa, tạo nên sự phân bậc rõ rệt theo độ cao, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam và phân hóa đa dạng.

     + Cấu trúc địa hình gồm 2 hướng chính:

      ● Hướng Tây Bắc – Đông Nam thể hiện rõ rệt từ hưu ngạn sông Hồng đến dãy Bạch Mã.

      ● Hướng vòng cung thể hiện ở vùng núi Đông Bắc và khu vực Trường Sơn Nam,

- Địa hình của vùng nhiệt đới ẩm gió mùa:

     + Xâm thực mạnh ở miền đồi núi.

     + Bồi tụ nhanh ở đồng bằng hạ lưu sông.

- Địa hình chịu tác động mạnh mẽ của con người:

     + Con người nổ mìn khai thác đá, phá núi làm đường (hầm đèo Hải Vân)

    + Đắp đê ngăn lũ, đồng bằng sông Hồng với hệ thống đê điều dày đặc, làm phân chia thành địa hình trong và ngoài đê.

     + Phá rừng đầu nguồn, gây nên hiện tượng đất trượt đá lở; xây dựng nhà máy thủy điện…

 

 

23 tháng 3 2021

2. Nước ta giàu tài nguyên khoáng sản là do:
- Lãnh thổ VN nằm trên chỗ giao nhau giữa 2 vành đai kiến tạo và sinh khoáng lớn nhất là Thái Bình Dương và Địa Trung Hải, đồng thời nằm trên địa điểm tiếp giáp của đại lục Gorwana và Lauraxia và trên bản lề của mảng đại dương Paxtie với mảng lục địa Âu-Á nên có mặt hầu hết các khoáng sản quan trọng trên Trái Đất.
- Việt Nam là nước giàu khoáng sản đứng thứ 7 trên thế giới.
-VN nằm trên ranh giới của nhiều mảng kiến tạo, những chỗ ép, nén thường tạo ra mỏ than(Quảng Ninh), còn những chỗ tách dãn tạo ra các mỏ dầu( vùng biển phía nam).